HungDS

  • Máy tính
    • Chrome OS
    • Hackintosh
    • Mac OS
    • Windows
  • Điện thoại
    • Android
    • iOS
  • Thiết kế
    • Resource
      • Action Photoshop
      • Icon
      • Project
      • Vector
    • Hướng dẫn
      • IIIustrator
      • Photoshop
  • Công cụ
  • Đánh giá
  • Khác
    • Khám phá
    • Ý tưởng
    • Wallpaper
  • Web 2.0
    • WordPress
Toggle Mobile Menu
You are here: Home / Computer / Hướng dẫn lắp ráp máy tính chạy Mac OS – Phần 2

Hướng dẫn lắp ráp máy tính chạy Mac OS – Phần 2

August 6, 2014 / luzonnguyen / Computer, Hackintosh / 2 Comments

Link Phần 1 – Hướng dẫn Build máy tính chạy tốt Mac OS

Trong Phần 2 của series hướng dẫn các bạn build một máy tính chạy tốt MacOS  mà không phải mua hàng của Apple. Như ở Phần 1 hôm trước mình đã viết, bạn đã biết cách tự chọn cho mình các bộ phận của một chiếc máy tính để có thể chạy tốt MacOS.

Xem thêm: Hướng dẫn Build máy tính chạy tốt Mac OS – Phần 1

Vậy nên, ở bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách lắp ráp các bộ phận máy tính đã mua lại với nhau thành một chiếc máy hoàn chỉnh. Thật ra cách lắp một máy tính hoàn chỉnh cũng không có gì là quá khó khăn, nhưng nếu bạn không tự tin về khả năng của bản thân thì nên dành phần này cho người chuyên nghiệp, và không nên xem tiếp bài viết dưới đây.

Danh sách các linh kiện

Trước khi tiến hành lắp ráp, đây là những thứ mình đã chọn mua lần trước, ta có:

  • Bo mạch chủ Gigabyte Z87MX-D3H.
  • CPU 3.4 GHz Intel Core i5–4670K 4 nhân.
  • 16GB RAM Corsair Vengance DDR3.
  • 250GB Samsung 840 EVO SSD.
  • 2TB Seagate Barracuda HDD.
  • 600 Watt Corsair CX Modular PSU.
  • 1GB ASUS GeForce GTX 650.

Những điều cần lưu ý trước khi lắp máy tính

Nếu đây là lần đầu tiên bạn tự ráp máy tính, hãy lưu ý vài điều cơ bản dưới đây:

Máy tính bạn là một sản phẩm công nghiệp với sự chính xác tuyệt đối và được kết nối với nhau bằng ốc vít cùng dây cắm. Do đó bạn nên chuẩn bị trước 2 tua vít, một 4 chia và một 2 chia để dễ dàng trong thao tác.

Vì đây là sản phẩm của sự chuẩn xác cao, cho nên bạn sẽ không có dư một con ốc vít nào khi đã lắp ráp hoàn chỉnh, trừ trường hợp bạn mua thêm các gói phụ tùng. Bởi vậy khi bạn đã lắp ráp xong, nếu vẫn còn ốc vít dư thì đừng cố cắm nguồn và khởi động máy nếu không muốn số tiền bạn bỏ ra thành cát bụi.

Một số linh kiện máy tính có thể bị hư hỏng do tĩnh điện, nên nếu bạn sợ điều này có thể sử dụng các vòng đeo tay chống tĩnh điện trước khi thao tác, mà thật ra bước này không cần cũng được, mình là tay mơ nên cứ cho tay tùy tiện vào thôi, nhưng theo lời các chuyên gia thì bạn nên như thế.

Bởi vì linh kiện máy tính được thiết kế vô cùng chính xác, nên bạn sẽ gặp vài trường hợp phải tác dụng lực hơi mạnh để có thể gắn được các linh kiện lại với nhau, chẳng hạn như khi gắn RAM này, gắn các dây cắm này…

Khi bạn thao tác với các linh kiện máy tính, đừng bao giờ để tay bạn chạm vào các chân cắm của linh kiện đó, chẳng hạn như chân chip, chân cắm các dây nguồn… nếu bạn không muốn nó bị ảnh hưởng tới các linh kiện của máy.

Bạn cũng nên lấy một chiếc hộp giấy hoặc cái chén cho tất cả số ốc vít bạn có vào đó để tránh tình trạng bị rơi rớt.

Mặc dù bạn có thể đọc hướng dẫn của mình và tự tưởng tượng những gì mình viết để ráp máy tính nhưng mà mình vẫn khuyên các bạn nên đọc quyển sách hướng dẫn lắp ráp Bo mạch chủ và thực hiện theo, như thế sẽ dễ dàng hơn và nguy cơ tạch do bạn không biết gì cũng thấp hơn 😛

Hướng dẫn lắp ráp máy tính chạy Mac OS

Nói chung là không có hướng dẫn nào nói bạn phải lắp ráp thành phần này trước, hay thành phần này sau, nên bạn thích lắp cái nào trước thì cứ thoải mái mà thực hiện. Song nên để các dây cắm sau cùng để không bị vướng.

Bắt đầu nhé.

Mở Case máy tính

Case máy tính thường được chia làm hai phần, một là để bảng mạch và hai là để các thành phần khác như ổ cứng, ổ đĩa… có khi bạn sẽ có thêm các tấm kim loại để đặt các thành phần ngoại vi.

Lắp nguồn (PSU) cho máy tính

Nguồn (PSU) thường được đặt ở góc trái, trên cùng của case. Bạn sẽ thấy các đầu đỡ nguồn đặt ở đây, chỉ việc đặt nguồn của chúng ta vào và gắn ốc vít vào để cố định nguồn của bạn.

Lắp nguồn (PSU) cho máy tính

Lắp bo mạch chủ (motherboard) cho máy tính

Có nhiều bạn thích lắp tất cả các thành phần của máy tính vào bo mạch chủ sau đó mới gắn nó vào case. Nhưng mình khuyên các bạn nên cố định bo mạch chủ trước khi làm các việc khác.

Nhưng trước khi thêm bo mạch chủ, bạn phải thêm các cổng xuất/nhập (I/O – Input/Ouput) cùng tấm chặn main trước. Cẩn thận đặt các bộ phận này vào bo mạch chủ của bạn, và thêm tấm chặn main, bạn sẽ được như hình ví dụ dưới này.

Lắp chặn main cho máy tính

Sau đó ta sẽ bắt các ốc đệm trước khi lắp ráp máy tính, nếu bạn thiếu các ốc này, bo mạch chủ sẽ tiếp xúc với thành case và sẽ hỏng máy tính do chạm mạch khi mở máy.

Nói chung bạn lắp ốc theo hướng dẫn đính kèm khi mua bo mạch chủ cho chắc ăn ở bước này bạn nhé.

Lắp CPU và quạt CPU cho máy tính

Giờ bạn nên mở bo mạch chủ của mình ra và tìm socket của CPU, nơi gắn CPU của bạn với bo mạch chủ.

Ở 2 góc của CPU sẽ có một mũi tên nhỏ và dấu chấm tròn màu vàng. Trên socket của bo mạch chủ cũng có một mũi tên nhỏ và dấu chấm tròn màu vàng như thế, hãy đặt chúng theo đúng thứ tự là được.

Lắp CPU và quạt CPU cho máy tính

Với tất cả các chip Intel (ngoài trừ dòng Xeon), bạn đều được tặng kèm một quạt làm mát CPU. Bạn có thể đặt quạt lên phía trên chip xử lí và đóng các công tắc ở bốn góc để giữ quạt được cố định.

Lắp CPU và quạt CPU cho máy tính

Lắp RAM cho máy tính

Trên bo mạch chủ có socket RAM, đây là nơi mà bạn có thể lắp RAM vào máy. Gắn RAM rất đơn giản, bạn đặt RAM cho khít với khe cắm và dùng lực để đẩy nhẹ RAM xuống, đến khi bạn nghe tiếng “tách” thì RAM đã được gắn khít vào bo mạch chủ.

Your ads will be inserted here by

Easy Plugin for AdSense.

Please go to the plugin admin page to
Paste your ad code OR
Suppress this ad slot.

Lắp RAM cho máy tính

Lắp ổ cứng cho máy tính

Mình không sử dụng ổ đĩa quang trên máy tính này, nên mình thay thế nơi đặt ổ quang bằng ổ cứng  HDD và nơi đặt ổ cứng HDD sẽ là ổ SSD.

Lắp ổ cứng HDD cho máy tính

Lắp ổ cứng SSD cho máy tính

Với ổ cứng, bạn sẽ có hai dây cắm cần cắm, đó là dây nguồn và dây dữ liệu. Dây dữ liệu là dây SATA, hay dây hình chữ L, bạn dùng nó để nối ổ cứng với cổng SATA trên bo mạch chủ.

Lắp ổ cứng cho máy tính

Nối các dây còn lại

Để lắp số dây còn lại này, bạn dùng sơ đồ hướng dẫn trong bo mạch chủ, cái sơ đồ hướng dẫn nối dây tương tự như thế này.

Sơ đồ bo mạch chủ

Trên bo mạch chủ của chúng ta đều có các kí hiệu để bạn lắp ráp. Ta bắt đầu với dây của quạt tản nhiệt nhé. Bạn gắn nó vào socket đặt cạnh cái quạt này.

Quạt CPU

Sau đó là dây nguồn, có hai nơi trên bo mạch chủ để bạn lắp nguồn. Cái thứ nhất gần CPU, ATX 12V 2X4 socket. Và cái còn lại ở gần cổng SATA, ATX socket.

Sơ đồ fpanel

Phần lớn các dây khác được gọi là dây ngoại vi, nó kết nối các thành phần ở case với bo mạch chủ, chẳng hạn như ổ cắm USB ở mặt trước, nút nguồn, đèn nguồn…. Với số dây ngoại vi này, bạn tìm sơ đồ F_Panel trong sách hướng dẫn để lắp cho đúng.

Cắm các thiết bị ngoại vi

Với kết nối âm thanh, bạn tìm F_Audio để cắm dây sao cho phù hợp.

Tiếp đó là dây USB. Mặt trước là các USB socket USB 3.0.

Với quạt case, bạn gắn nó vào cổng SYS_FAN.

SYS FAN

Lưu ý: Đôi khi, số dây cắm sẽ nhiều hơn cả số lỗ cắm trên bo mạch chủ, chẳng hạn như trường hợp quạt case ở hình trên. Mặc dù số jack cắm trên dây chỉ có 3 nhưng trên main lại có tới tận 4 lỗ cắm. Lí do là khe cắm thứ 4 có tác dụng điều khiển tốc độ quay của quạt. Mà cái mình chọn không có nên ta có thể bỏ qua.

Lắp Card đồ họa cho máy tính

Bạn nên lắp Card đồ họa sau cùng để đỡ vướng víu khi thao tác vì Card đồ họa thường khá to.

Card đồ họa sẽ được lắp trên khe PCI Express x16. Khe này bạn có thể tìm ở sách hướng dẫn của mainboard.

Lắp Card đồ họa cho máy tính

Hoàn thiện các dây cắm còn lại

Bạn hãy kiểm tra lại toàn bộ dây cắm xem đã lắp đầy đủ chưa, chẳng hạn như dây nguồn tới card đồ họa, dây nguồn cho ổ cứng… và sắp xếp lại chúng cho gọn gàng.

Hướng dẫn lắp ráp máy tính chi tiết

Sau đó có thể là các dây HDMI, VGA cho màn hình máy tính của bạn và sau đó sẽ là dây nguồn để màn hình và máy tính có thể làm việc.

Nếu không có gì lỗi gì sẽ xảy ra, máy của bạn sẽ khởi động thành công và bạn sẽ được đưa tới màn hình BIOS.

Từ bước này trở đi, bạn cần cài đặt một hệ điều hành cho máy tính để nó có thể hoạt động, chẳng hạn như là Windows, Linux hoặc Mac OS.

Bạn có thể xem một trong hai hướng dẫn dưới đây để tạo USB Boot cho máy tính bạn vừa mới lắp xong.

  • Tạo USB Boot với phần mềm Rufus
  • Tạo USB Boot với phần mềm WinToBootic

Nhưng mà đây là series hướng dẫn build máy tính chạy Mac OS cho PC, nên mình sẽ hướng dẫn các bạn cài Mac OS cho máy tính ở bài viết sau. Đợi vài ngày nữa bạn nhé 😀

Bài viết liên quan:

  1. Hướng dẫn Build máy tính chạy tốt Mac OS – Phần 1
  2. Phần 3 – Cài đặt Mac OS X cho PC – Hackintosh

Discussion

  1. Nguyễn Tuấn Triều

    July 7, 2015 at 9:41 pm

    Chi phí lắp hết tất cả là bao nhiêu vậy bạn

    Reply to This Comment →
    • luzonnguyen

      July 8, 2015 at 5:06 pm

      Cấu hình như trên thì khoảng 21.5 triệu đó bạn. Giá cỡ mấy con Macbook Air mới hiện nay. 😀

      Bạn cứ gia giảm cấu hình theo yêu cầu, vì cái này chưa bao gồm màn hình mà.

      Reply to This Comment →

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Copyright ©2016 HungDS — Built on Genesis by Themedy